Tiết kiệm điện cho máy nén khí: Dễ thực hiện, vốn đầu tư thấp

time Tuesday, 03/09/2019
user Đăng bởi admin ADS

Với những doanh nghiệp sản xuất, hệ thống máy nén khí là một trong những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất, chiếm từ 5%-30% tổng điện năng tiêu thụ, tùy theo ngành nghề. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến việc vận hành hiệu quả hệ thống này.

 

Theo các chuyên gia của Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng TP.HCM, có rất nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng cho hệ thống khí nén mà không cần đầu tư cao, thời gian hoàn vốn luôn dưới 3 năm, hoặc không phải đầu tư. Dưới đây, là một số giải pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp nên áp dụng.

Thường xuyên kiểm tra và cài đặt áp suất máy nén khí hợp lý, bởi nếu để áp suất máy nén khí cao hơn nhu cầu thực tế, sẽ tiêu hao một nguồn năng lượng không cần thiết.

Cần kiểm soát nhiệt độ không khí vào, bởi nếu nhiệt độ không khí vào tăng sẽ giảm hiệu suất về thể tích và làm tăng công suất tiêu thụ. Nhiệt độ không khí vào tăng 5 độ C sẽ làm tăng 1,5% điện năng tiêu thụ. Để giảm nhiệt độ không khí vào, hãy vệ sinh định kỳ hợp lý, thực hiện thông gió, tránh các nguồn khí nóng thâm nhập vào hệ thống máy nén khí.

Rò rỉ khí nén cũng dẫn đến lãng phí năng lượng trong hệ thống máy nén khí (có thể lãng phí từ 20-30% công suất của máy). Ngoài ra, rò rỉ khí nén còn làm cho áp suất hệ thống dao động, công suất máy nén quá tải, giảm tuổi thọ và tăng chi phí bảo trì thiết bị. Do vậy, phải thường xuyên kiểm tra, phát hiện những vị trí rò rỉ khí nén để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thường xuyên kiểm tra và thay bộ lọc khí khi cần thiết, bởi bộ lọc khí bị bẩn sẽ khiến không khí bẩn từ bên ngoài vào trong hệ thống, khiến máy nén khí phải làm việc nhiều hơn để nạp khí vào, tiêu hao nhiều năng lượng.

Định kỳ kiểm tra năng suất của máy nén khí. Nếu thấy thời gian nạp đầy khí vào bình từ áp suất bình chứa trước và sau khi nén tăng, chứng tỏ năng suất làm việc của máy bị suy giảm. Lúc này, cần có giải pháp điều chỉnh để tránh việc lãng phí năng lượng.

Tách rời hệ thống cao áp và hạ áp, bố trí hợp lý và cài đặt áp suất các máy nén khí phù hợp với từng mảng nhu cầu khí nén ở áp suất cao, hoặc áp suất thấp. Giải pháp này sẽ giảm mức tiêu thụ điện năng; giảm rò rỉ khí nén và giảm chi phí vận hành (giảm hao mòn hư hỏng khi vận hành ở áp suất thấp hơn, giảm chi phí đầu tư mua các van giảm áp...).

Duy trì chất lượng khí nạp cũng là yếu tố cần thiết để giảm chi phí sử dụng năng lượng và đảm bảo hiệu suất của máy nén khí. Chất lượng khí nạp kém có thể gây ra những tác động tiêu cực lên thiết bị, làm tăng điện năng tiêu thụ và chi phí bảo trì.

Nên lắp đặt các đồng hồ đo áp suất ở những vị trí cần thiết, nhằm kiểm soát hiện tượng sụt áp trên mạng phân phối. Từ đó phát hiện kịp thời các nguyên nhân gây sụt áp để có giải pháp xử lý kịp thời. Bởi khi sút áp, máy nén khí phải hoạt động nhiều hơn và tiêu hao nhiều năng lượng.

Lắp biến tần cho máy nén khí là một trong những giải pháp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả. Biến tần sẽ điều chỉnh vận tốc máy nén phù hợp với lưu lượng khí nén sử dụng tại mọi thời điểm; giảm điện năng tiêu thụ khi chạy không tải; tiết kiệm điện năng do áp suất làm việc trung bình được giảm xuống. Ngoài ra, biến tần còn góp phàn giảm rò rỉ khí nén; ổn định áp suất trong hệ thống; nâng cao tuổi thọ động cơ, máy nén; giảm chi phí bảo dưỡng.

Sử dụng vòi phun khí nén tiết kiệm khí nén. Trên thị trường hiện nay đã có các loại vòi phun khí nén tiết kiệm lượng khí nén, nhưng vẫn duy trì được áp suất cần thiết. Do vậy, các doanh nghiệp nên xem xét chuyển sang sử dụng các loại vòi phun này.

Cuối cùng, nên thay thế việc sử dụng khí nén bằng các hình thức khác có thể như dùng hệ thống blower cao áp để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt sản phẩm thay cho khí nén, không dùng khí nén trong các trường hợp không thật sự cần thiết như thổi bụi trên quần áo...

 

Viết bình luận của bạn:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Zalo
add_action('wp_footer', 'devvn_fix_zalome', 999999); function devvn_fix_zalome(){ Hotline: 0905261889